Kim tiền thảo: Công dụng và 17 bài thuốc chữa bệnh tốt.

Thứ năm, 18/01/2024 | 09:35 (GMT+7)

Kim tiền thảo là loại thảo dược với đặc tính kháng viêm, chống khuẩn, tăng cường chất lượng dịch mật, bào mòn sỏi thận... khá hiệu quả.

Nhắc đến kim tiền thảo chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết đây một loại thảo dược với đặc tính kháng viêm, chống khuẩn, tăng cường chất lượng dịch mật, bào mòn sỏi thận… khá hiệu quả. Và để biết rõ hơn về công dụng cũng như cách sử dụng đúng đắn, hãy tham khảo bài viết sau đây.

Kim tiền thảo: Công dụng và 17 bài thuốc chữa bệnh tốt.
Kim tiền thảo: Công dụng và 17 bài thuốc chữa bệnh tốt.

Tổng quan về dược liệu kim tiền thảo.

Tên gọi khác: cây vẩy rồng, đậu rồng, kim tiền, phật nhĩ thảo, bản trì liên, đồng tiền lông, bạch nhĩ thảo, mắt trâu, biến địa hương, biến địa kim tiền, nhũ hương đằng, cửu lý hương, cỏ đồng tiền vàng…
Tên khoa học: Desmodium styracifolium
Họ: Đậu (Fabaceae) hay còn gọi là họ cánh bướm

1. Đặc điểm, hình dạng nhận biết

Kim tiền thảo là loại thực vật thân thảo, khi mọc bò sát mặt đất, chiều dài khoảng 1m.

Kim tiền thảo: Công dụng và 17 bài thuốc chữa bệnh tốt.
Kim tiền thảo: Công dụng và 17 bài thuốc chữa bệnh tốt.

Cành lá màu gỉ sắt, có khía vằn và được phủ một lớp lông nhung.

Kim tiền thảo: Công dụng và 17 bài thuốc chữa bệnh tốt.
Kim tiền thảo: Công dụng và 17 bài thuốc chữa bệnh tốt.

Lá có chiều dài từ 2.5 – 4.5cm, chiều rộng 2 – 4cm. Lá mọc so le nhau từ 1 – 3 lá hình thuôn hoặc hình tròn. Lá màu xanh lục, trên bề mặt hiện từng khía vằn rõ nét, bề dưới của lá phủ lông màu trắng bạc, mềm mại.

Kim tiền thảo: Công dụng và 17 bài thuốc chữa bệnh tốt.
Kim tiền thảo: Công dụng và 17 bài thuốc chữa bệnh tốt.


Hoa kim tiền thảo thường mọc thành từng chùm, mỗi chùm từ 2 – 3 hoa mọc ra từ nách lá, có màu hồng hoặc tím. Mùa hoa ở rộ nhất là từ tháng 6 – 9.
Mùa quả thường diễn ra sau khi hoa tàn từ tháng 9 – 10. Quả dài khoảng 14 – 16cm, thon dài cong hình cung, bên trong quả có từ 4 – 5 hạt.

2. Phân bố

Kim tiền thảo là loại thực vật sống lâu năm, chúng mọc chủ yếu ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, miền Nam Trung Quốc. Loại cây này chủ yếu mọc dại ở những vùng trung du với độ cao dưới 1000m. Tại Việt Nam, loại cây này được phân bố ở các tỉnh thành miền núi phía Bắc như Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình, Yên Bái…

Hiện nay, cây được nhân giống và trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh thành trên cả nước nhằm mục đích sử dụng làm thuốc.

3. Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế
Bộ phận dùng: Trừ phần rễ ra, các bộ phận còn lại của cây như thân, cành, lá đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Thu hái: Mùa hè là thời điểm thích hợp nhất để thu hái dược liệu này, vì đây là lúc cây có lượng lá và hoa nhiều nhất.
Sơ chế: Dược liệu sau khi hái phải rửa sạch, ngâm vào nước muối cho sạch hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn. Cắt thành từng đoạn nhỏ và phơi khô để sử dụng được lâu hơn.
Bảo quản: Hoàn thành xong bước sơ chế hãy bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát, khô ráo để tránh mối mọt, ẩm mốc.

4. Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu khoa học, trong kim tiền thảo có chứa một số thành phần hóa học gồm:

Coumarin
L- Pinocamphone
M – Menthone
Limonene
Choline
Isomenthone
Linalol
Ursolic acid
B – Sitosterol
Tannin
Potassium nitrate
N – Pulegone
A – Pinene
B – Cymene
Isopinocamphone
Amino acid
A – Terpinol
Menthol
Palmitic
Succinic acid

Công dụng của kim tiền thảo

Theo y học cổ truyền

Các tài liệu y học cổ truyền cho thấy cây kim có vị ngọt, hơi mặn, tính bình, hàn, mát. Đồng thời, loại dược liệu này được quy vào kinh Can đởm, Bàng quàng và Thận.

Loại dược liệu này được dùng chủ trị một số bệnh lý như:

Lợi tiểu, thông lâm, tiêu tích tụ.
Trị ho, hóa đờm
Hỗ trợ làm mòn sỏi và đào thải chúng ra khỏi cơ thể.
Tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, tiêu sạn
Giảm đau nhức răng, trị ghẻ lở
Điều trị một số tình trạng nổi ung nhọt do nhiệt độc, rắn cắn, nhiệt lâm, sỏi mật, hoàng đản…

Kim tiền thảo: Công dụng và 17 bài thuốc chữa bệnh tốt.
Kim tiền thảo: Công dụng và 17 bài thuốc chữa bệnh tốt.

Theo y học hiện đại

Nhờ những thành phần hóa học tốt có lợi như vừa kể trên, các nhà khoa học cho biết loại thảo dược này có khả năng điều trị hoặc phục hồi chức năng một số một số bệnh lý sau:

Lá kim tiền thảo chữa sỏi thận

Trong dược liệu kim tiền thảo có chứa thành phần hoạt chất coumarin cao rất có lợi trong việc điều trị bệnh sỏi thận. Đây là một hợp chất este có tác dụng sinh học. Khi vào trong cơ thể đi vào đại tràng có môi trường kiềm sẽ hình thành acid coumarin. Hoạt chất này có khả năng phá vỡ một số loại acid khác như acid oxalate và muối canxi, từ đó đào thảo sỏi thận ra khỏi cơ thể.

Không những vậy, một số hoạt chất Flavonoid trong kim tiền thảo có khả năng ức chế sự hình thành của sỏi canxi oxalate thông qua nhiều cơ chế như: giảm thiểu nồng độ một số chất hình thành sỏi, kiềm hóa nước tiểu, từ đó ức chế sự kết tụ và gia tăng kích thước các loại sỏi bên trong ống cầu thận.

Do có tính mát, thanh nhiệt giải độc nên việc sử dụng loại dược liệu này thường xuyên còn có tác dụng lợi tiểu, tăng cường khả năng đào thải sỏi thông qua đường tiết niệu. Đồng thời, với đặc tính kháng viêm, chống khuẩn cao của dược liệu còn làm giảm tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu, giảm mức độ phù nề của cơ quan niệu quản, làm giảm các triệu chứng như tiểu lắt nhắt, tiểu rát…

Uống kim tiền thảo bao lâu thì hết sỏi thận? Theo số liệu khảo sát thực tế cho thấy, trung bình sau khoảng 3 tháng sẽ khỏi sạch hoàn toàn sỏi thận. Tuy nhiên, để có được kết quả tích cực này, người bệnh cần đảm bảo thiết lập một chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh.

Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi túi mật

Bên cạnh những công dụng chữa trị sỏi thận hiệu quả, dược liệu kim tiền thảo còn có khả năng làm giảm sự hình thành các cholesterol xấu tạo nên sỏi mật. Tất cả là nhờ khả năng chống oxy hóa, chống viêm và hỗ trợ tăng tiết mật…

Tác dụng của kim tiền thảo giúp hạ huyết áp

Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng sử dụng dược liệu kim tiền thảo đúng cách sẽ giúp hạ huyết an toàn và kiểm soát nồng độ huyết áp luôn trong mức độ ổn định thông qua 2 cơ chế gồm kích thích sự tăng sinh thụ thể cholinergic và ức chế hệ giao cảm cùng hạch thần kinh tự chủ.

Duy trì sự hoạt động của hệ bài tiết

Cũng theo các nghiên cứu khoa học, trong kim tiền thảo có chứa hoạt chất potassium có khả năng lợi tiểu rất tốt, duy trì sự hoạt động trơn tru của hệ bài tiết nước tiểu.

Hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn

Một số hoạt chất trong kim tiền thảo có khả năng ức chế sự hoạt động của một số vi khuẩn như vi khuẩn lỵ, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng và trực khuẩn thương hàn.

Một số công dụng khác

Ngoài những công dụng vừa kể trên, loại thảo dược này còn có khả năng làm hỗ trợ phục hồi chức năn gan, điều trị suy gan, viêm gan, viêm thận, bệnh viêm tuyến vú, nổi ung nhọt, phù thũng…

Liều dùng – Cách dùng kim tiền thảo

Các chuyên gia khuyến cáo chỉ sử dụng kim tiền thảo với liều cơ bản từ 10 – 30g/ ngày dưới dạng dược liệu khô sắc lấy nước thuốc uống. Nếu dùng dược liệu tươi có thể tăng gấp đôi liều lượng.

Gợi ý một số bài thuốc chữa bệnh hay từ kim tiền thảo

Sau đây là một số bài thuốc và cách thực hiện chi tiết để đạt được hiệu quả chữa bệnh:

1. Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang

Cách thực hiện

Cách 1:

Chuẩn bị đầy đủ các loại dược liệu sau: kim tiền thảo, cây cối xay, cỏ tranh, thổ phục linh, rễ cỏ xước, ké đầu ngựa, rễ đinh lăng mỗi loại 16g và thêm 10g mộc thông.
Rửa sạch các dược liệu trên, nếu là thảo dược tươi hoàn toàn nên ngâm vào thau nước muối pha loãng cho sạch hết bụi bẩn, vi khuẩn.
Cho vào siêu thuốc sắc với 3 chén nước lớn trên lửa nhỏ, đến khi thấy nước cạn xuống còn khoảng 1 chén thì tắt bếp.
Lọc lấy nước thuốc chia làm 2 phần uống hết trong ngày. Ngày sử dụng tối đa 1 thang thuốc.
Cách 2:

Chuẩn bị các nguyên liệu sau: 40g kim tiền thảo, 8g kê nội kim, 16g ngải cứu.
Sau khi sơ chế, rửa sạch cho vào siêu thuốc sắc lấy nước thuốc uống hằng ngày.
Cách 3:

Chuẩn bị các dược liệu sau: 20g kim tiền thảo, 20g bạch mao căn, 20g hạt mã đề và 12g hạt ý dĩ.
Sắc lấy nước thuốc uống, tối đa mỗi ngày một thang để đạt hiệu quả tốt nhất.

2. Bài thuốc chữa trị sỏi đường mật bằng dược liệu kim tiền thảo

Cách thực hiện

Cách 1:

Chuẩn bị các dược liệu sau: 20g kim tiền thảo, 12g hoạt thạch, 20g rau má tươi, 12g củ gấu, 8g củ nghệ vàng, 8g kê nội kim, 8g hải tảo và 20g cây cỏ xước
Rửa sạch và ngâm nước muối, sau đó cho vào siêu thuốc sắc lấy nước uống.
Sử dụng tối đa mỗi ngày 1 thang thuốc.
Cách 2:

Chuẩn bị các dược liệu sau: kim tiền thảo và nhân trần mỗi thứ 40g, sài hồ và mã đề mỗi thứ 16g, uất kim và chỉ xác mỗi thứ 8g, 12g chi từ, 4g đại hoàng và 6g khổ luyện tử.
Sắc tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị để lấy nước thuốc sử dụng hằng ngày.
Cách 3:

Sử dụng 30g kim tiền thảo, 10g thục địa, 10g xuyên luyện tử, 10g hoàng tinh và 10g chỉ xác đã được sao vàng.
Đem sắc dược liệu cùng với nước, uống mỗi ngày một thang.
Cách 4:

Chuẩn bị 30g kim tiền thảo, xuyên phá thạch và uất kim mỗi loại 15g, 30g trần bì và 10g xuyên quân.
Sau khi rửa sạch dược liệu, cho vào siêu thuốc sắc lấy nước uống hằng ngày.

3. Bài thuốc dùng kim tiền thảo chữa sỏi đường tiểu

Cách thực hiện

Cách 1:

Chuẩn bị 30g kim tiền thảo, 12g hoài ngưu tất, hoạt thạch, xuyên phá thạch và đông quỳ tử mỗi loại 15g, 12g hoài ngưu tất.
Rửa sạch dược liệu, cho vào siêu thuốc sắc lấy nước uống hằng ngày.
Tối đa mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc.
Cách 2:

Chuẩn bị 30g kim tiền thảo, thanh bì, ô dược, chích sơn giáp, đào nhân mỗi loại 10g, 15g xa tiền tử, 12g xuyên ngưu tất.
Cho hết số dược liệu vào siêu thuốc sắc cùng 5 chén nước trong vòng 30 phút trên lửa nhỏ
Đợi khi nước cạn xuống bớt còn một nửa thì tắt bếp, lọc lấy phần nước thuốc ra chén, chia làm 3 phần uống hết trong ngày.

4. Bài thuốc chữa bệnh viêm đường mật

Cách thực hiện

Chuẩn bị một lượng kim tiền thảo vừa đủ, bệnh nhẹ dùng 10g, nặng dùng 30g tùy theo tình trạng bệnh.
Cho vào siêu thuốc sắc lấy nước thuốc uống hằng ngày. Có thể sắc số lượng nhiều và chia làm nhiều phần nhỏ uống hết trong ngày.
Kiên trì áp dụng cách này hằng ngày để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

5. Bài thuốc điều trị sỏi đường tiểu thể thận hư thấp nhiệt

Cách thực hiện

Chuẩn bị 20g cây vẩy rồng cùng hải kim sa, hoài ngưu tất, vương bất lưu hành và hoàng tinh mỗi thứ 15g.
Rửa sạch các dược liệu đã chuẩn bị và cho vào siêu thuốc sắc lấy nước.
Lọc phần nước thuốc ra chén, đợi cho nguội bớt và uống hết trong ngày.

6. Bài thuốc chữa bệnh trĩ

Cách thực hiện

Chuẩn bị 100g kim tiền thảo dạng tươi hoặc 50g dạng khô.
Rửa sạch dược liệu, cho vào ấm sắc cùng 1.5 lít nước.
Khi nước thuốc cạn xuống bớt còn nửa ấm thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc chia làm 3 phần uống hết. Nên uống hằng ngày ngày để đạt kết quả tốt nhất.

7. Bài thuốc chữa bệnh ghẻ lở nổi mụn nhọt

Cách thực hiện

Chuẩn bị các dược liệu gồm kim tiền thảo và xà tiền thảo dạng tươi với liều lượng bằng nhau.
Rửa sạch qua nhiều lần nước và ngâm vào nước muối 15 phút trước khi sử dụng.
Giã nát các dược liệu, trộn vào một ít rượu trắng và vắt lấy phần nước cốt.
Làm sạch vùng da nổi ghẻ lở, nổi mụn nhọt bằng dung dịch sát khuẩn thông dụng. Bôi trực tiếp nước cốt này lên da đều đặn hằng ngày 2 – 3 lần để đạt được kết quả cải thiện triệu chứng bệnh rõ rệt.

8. Bài thuốc chữa bệnh phù thũng

Cách thực hiện

Chuẩn bị các dược liệu gồm vẩy rồng, râu ngô và mã đề mỗi loại 20g, cối xay, hoàng kỳ và hạt ý dĩ mỗi loại 10g.
Rửa sạch các dược liệu cho sạch hoàn toàn bụi bẩn, cho vào siêu thuốc và sắc lấy nước thuốc uống hằng ngày.
Sử dụng ngày 2 lần và kiên trì trong thời gian dài để đạt kết quả cải thiện triệu chứng bệnh rõ rệt.

9. Bài thuốc chữa bệnh quai bị

Cách thực hiện

Sử dụng 50g vẩy rồng tươi, rửa sạch và ngâm vào thau nước muối pha loãng 15 phút.
Cho vào cối giã nát và đắp trực tiếp lên tuyến mang tai bị viêm gây quai bị. Nhiều thử nghiệm cho thấy áp dụng mẹo này chỉ khoảng 12 tiếng sau giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng sưng đau.

10. Bài thuốc trị bỏng từ cây kim tiền thảo

Cách thực hiện

Dùng 50g kim tiền thảo tươi, rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút và vớt ra để cho thật ráo nước.
Giã nhuyễn dược liệu và đắp trực tiếp lên vết bỏng, sau đó dùng băng gạc quấn cố định lại, để yên trong khoảng 20 phút tháo ra rửa lại bằng nước ấm và dùng khăn bông thấm cho thật khô.
Thực hiện mỗi ngày 1 lần sẽ giúp vết bỏng lành lại nhanh chóng, ngăn ngừa viêm nhiễm và khi lành không để lại sẹo thâm.

11. Bài thuốc chữa bệnh viêm thận, viêm túi mật

Cách thực hiện

Chuẩn bị 40g kim tiền thảo, ngưu tất và mộc thông mỗi loại 20g và 10g cây chút chít.
Sau khi rửa sạch các dược liệu, cho vào siêu sắc lấy nước uống ngày 2 lần.
Mỗi ngày sử dụng tối đa 1 thang thuốc.

12. Bài thuốc chữa bệnh tiểu ra dưỡng chất

Cách thực hiện

Chuẩn bị các dược liệu sau: kim tiền thảo, lá tre và mía dò mỗi loại 20g, giá đỗ xanh và tỳ giải mỗi loại 16g, 10g hoạt thạch và 12g ý dĩ.
Cho hết dược liệu vào siêu sắc lấy nước thuốc uống hết trong ngày.
Nên uống khi nước thuốc còn ấm để đạt hiệu quả cao hơn.
13. Bài thuốc chữa chứng tiểu ít, tiểu ra máu
Cách thực hiện

Nguyên liệu: kim tiền thảo 30g, xa tiền tử, hoạt thạch, tỳ giải mỗi loại 20g, thục địa, đan sâm và tục đoạn mỗi thứ 10g.
Sắc các dược liệu đã chuẩn bị lấy nước thuốc uống hằng ngày.

14. Bài thuốc trị bệnh vàng da

Dùng 60g kim tiền thảo rửa sạch và để ráo nước.
Cho vào ấm sắc thuốc sắc cùng 500ml nước, khi nước cạn xuống còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
Lọc lấy nước thuốc ra chén và uống hết trong ngày.

15. Bài thuốc chữa chứng sưng huyết, chảy máu

Cách thực hiện

Chuẩn bị các dược liệu gồm: 40g kim tiền thảo, 20g mã đề, 12g dĩ quý, ngưu tất 12g, đại phúc kỳ, tào nhân, kê nội kim và uất kim mỗi loại 8g.
Cho hết số dược liệu đã chuẩn bị vào siêu thuốc, sắc lấy nước thuốc uống mỗi ngày tối đa một thang.
Ngoài những bài thuốc kết hợp các dược liệu để trị bệnh như vừa kể trên, bạn cũng có thể áp dụng một số cách sử dụng kim tiền thảo sau đây để dùng hằng ngày và thuận tiện:

16. Pha trà

Cách thực hiện

Chuẩn bị 10 – 15g kim tiền thảo khô hoặc 30g kim tiền thảo tươi. Tuy nhiên, nên dùng kim tiền thảo khô vì dễ sử dụng hơn.
Cho dược liệu vào ấm, đổ nước sôi vào, lắc nhẹ vài giây rồi đổ bỏ phần nước này.
Tiếp theo, đổ tiếp một lượng nước sôi nữa vào ấm, đậy kín nắp và hãm trong vòng 20 phút là có thể sử dụng được.

17. Nấu cao dược liệu

Cách thực hiện

Sử dụng 1kg kim tiền thảo khô, cho vào nồi đổ ngập nước vào và đun liên tục trên lửa vừa. Đến khi nước cạn xuống gần hết thì tiếp tục cho thêm nước vào đầy nồi.
Cứ thực hiện liên tục bước này trong vòng 3 ngày 3 đêm để thu được kết quả cuối cùng là hỗn hợp cao nguyên chất.
Cho phần cao này vào hũ thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh để hỗn hợp cao đông đặc lại.
Mỗi lần sử dụng lấy một lượng vừa đủ, cho vào ly nước ấm, khuấy cho tan đều và uống hết.
Một vài lưu ý quan trọng cần nắm khi sử dụng kim tiền thảo
Để đạt được kết quả tốt nhất từ việc sử dụng dược liệu trong chữa bệnh mà không gây tác dụng phụ hay những rủi ro ngoài ý muốn, bạn cần chú ý một số nguyên tắc sau đây:

Chống chỉ định sử dụng dược liệu với những người đang bị tiêu chảy, có cơ địa dị ứng hoặc tỳ hư. Phụ nữ có thai cũng là đối tượng không nên sử dụng vì có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, thậm chí gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Hiệu quả trị bệnh của loại cây này, đặc biệt là trong điều trị bệnh sỏi thận phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như kích cỡ của viên sỏi thận, số lượng sỏi nhiều hay ít… Nếu sỏi thận mức độ nhẹ áp dụng phương pháp này sẽ khá hiệu quả, ngược lại sỏi có kích thước hơn 1cm sẽ rất khó có hiệu quả cao.
Trong quá trình sử dụng dược liệu nên tránh dùng các loại thuốc hay thực phẩm có chứa vitamin C và canxi cao để tránh làm giảm các dược chất.

Hỏi đáp liên quan đến kim tiền thảo

Dưới đây là giải đáp một số câu hỏi liên quan đến kim tiền thảo đang nhận được nhiều sự quan tâm nhất hiện nay từ chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Việt Nam.

Kim tiền thảo uống chung với thuốc tây được không?

Đây là loại dược liệu khá lành tính, không chứa độc tố nên có thể sử dụng trước hoặc sau bữa ăn đều được. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc Tây thì nên uống cách thời gian giữa 2 loại tối thiểu 40 phút. Điều này sẽ giúp đảm bảo các hoạt chất trong dược liệu không tương tác với thuốc, tránh tình trạng làm giảm tác dụng chữa bệnh.

Nên uống kim tiền thảo trong bao lâu?

Không ít người băn khoăn uống kim tiền thảo nhiều có ảnh hưởng gì không? Tuy là loại dược liệu lành tính, tuy nhiên nếu dùng quá nhiều sẽ gây một số tác dụng phụ như chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, khiến cho chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng. Vậy nên uống kim tiền thảo trong bao lâu? Chuyên gia khuyến nghị uống liệu trình từ 3 – 6 tháng, tránh lạm dụng quá mức cho phép gây ra các ảnh hưởng khó lường đến sức khỏe.

Uống kim tiền thảo có hại dạ dày không?

Trong loại dược liệu này có chứa Soyasaponin – một hoạt chất mang tác dụng tiêu sỏi nhưng dễ gây kích ứng dạ dày. Vậy nên, những người đã hoặc đang bị bênh liên quan đến hệ tiêu hóa như trào ngược, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,… không nên sử dụng.
Trên đây là một số thông tin khái quát về dược liệu kim tiền thảo và cách sử dụng chữa bệnh hiệu quả. Trên thực tế, đây chỉ là phương pháp mang tính chất hỗ trợ, không thể thay thế cho các biện pháp can thiệp điều trị chuyên sâu do bác sĩ chỉ định. Tốt nhất, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng để tránh các rủi ro khó lường cho sức khỏe.