Thứ tư, 06/09/2023 | 16:26 (GMT+7)

Hiểu rõ hơn về bệnh xương khớp và cách phòng ngừa.

Các bệnh về cơ xương khớp có thể gây nhiều hậu quả nặng nề. Theo thông tin từ các bác sĩ, bệnh nhân cơ xương khớp thường đến bệnh viện, phòng khám khi không thể chịu đựng được cơn đau nữa đó là sai lầm lớn dẫn tới bệnh nặng hơn.

Nước ta là một trong các quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp cao nhất trên thế giới. Trên 30% người trên 35 tuổi và 60% người trên 65 tuổi mắc căn bệnh này. Bệnh xương khớp không phải là bệnh gây chết người, nhưng gây tàn phế nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về bệnh xương khớp và cách phòng ngừa, mời quý khán giả cùng theo dõi nội dung sau đây.

Ảnh minh họa

Triệu chứng phổ biến của bệnh xương khớp là đau nhức xương khớp, đặc biệt thường gặp ở người cao tuổi khi hệ xương khớp suy yếu do lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh này cũng xuất hiện ở những người trẻ tuổi do thói quen sống hiện đại như ngồi sai tư thế, thiếu vận động, và ngồi nhiều. Các triệu chứng ban đầu của căn bệnh bao gồm đau vùng vai gáy, đau ở thắt lưng, và đau ở các khớp. Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp có thể do bệnh thoái hóa khớp, bệnh gout, loãng xương, viêm khớp dạng thấp, lao xương, và nhiều nguyên nhân khác.

Tình trạng đau nhức xương khớp có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí trên cơ thể, tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau. Một số vị trí phổ biến bao gồm vùng cổ, vai gáy, thắt lưng, khớp gối, tay, mắt cá chân, gót chân, và các ngón chân.

Thoái hóa khớp là một bệnh lý khớp không phải là bệnh viêm, do đó khi điều trị chúng ta không sử dụng thuốc kháng viêm mà tập trung vào giảm đau. Việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp, nghỉ ngơi cho khớp và sử dụng thuốc giảm đau khi cần thiết là cách giảm đau hiệu quả. Thuốc panacetamol là một loại thuốc giảm đau phổ biến mà có thể mua được mà không cần kê toa. Một liều 650mg panacetamol có thể giúp giảm đau nhanh và kéo dài trong 6 đến 8 tiếng. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc giảm đau và cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp để tránh tình trạng đau mãn tính.

Việc phòng ngừa bệnh xương khớp là quan trọng, và mọi người, bất kể tuổi già hay trẻ, nên có ý thức về việc phòng bệnh. Luyện tập thể dục, hoạt động chân tay liên tục, bơi, đạp xe, đi bộ, và duy trì tư thế đứng thẳng là những phương pháp tốt cho sức khỏe của khớp và xương. Ngoài ra, cần hạn chế luyện tập cường độ mạnh, tránh tăng cân nhiều, và tận dụng vitamin D từ ánh nắng mặt trời sớm.

Hy vọng thông tin trong bài viết hôm nay đã giúp quý vị hiểu rõ hơn về bệnh xương khớp và cách phòng ngừa hiệu quả.

Bài viết đang hot
Các tin mới hơn
Các tin cũ hơn
Top được quan tâm trong tuần
Bài viết nổi bật